NÊN TỈA CHÂN NHANG VÀO NGÀY NÀO TỐT?

Tháng Một 17, 2023

Tỉa chân nhang không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về. Đây là dịp mọi người lau dọn bàn thờ gia tiên, bát hương đến chào đón một năm mới an lành. Mọi người thường rút chân hương vào các ngày gần kề cuối năm. Tuy nhiên, việc tỉa chân nhang theo đúng phong thủy, mang lại tài lộc cho gia chủ thì nên lựa chọn một ngày tốt mà từ trước đến nên ông bà ta đã làm.
Vậy nên tỉa chân nhang vào ngày nào tốt? Thì bài viết dưới đây, Phong Thủy Đại Nam sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Tại sao cần tỉa chân nhang? 

Vào mỗi dịp cuối năm, lau dọn bàn thờ và hóa đi các chân nhang là không thể bỏ qua. Các bát hương dù chứa ít hay nhiều chân hương thì đều phải đốt đi. Điều này không chỉ giúp gia chủ bày tỏ lòng biết ơn với ông bà tổ tiên, thần linh mà còn xua đi những điều xui xẻo, không may trong năm vừa qua để chuẩn bị bước sang một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Theo quan niệm phong thủy nhà ởphong thủy thờ cúng, bàn thờ là nơi linh thiêng, trang nghiêm, hội tụ linh khí trời đất mang lại sự thịnh vượng, may mắn và sức khỏe cho gia chủ. Các bát hương sau một năm cúng viếng thì cũng đã đầy làm cản trở việc chuyên lưu khí ảnh hưởng đến vận may gia chủ. Tuy nhiên, các bát hương trên bàn thờ không nên di chuyển, thay đổi vị trí. Đây là vật bất di bất dịch, ít ai dám động vào mà chỉ rút chân hương.

Nên tỉa chân nhang vào ngày nào
Nên tỉa chân nhang vào ngày nào

Ngoài góc độ phong thủy, các bát hương cũng không nên để quá đầy vì dễ gây nên hỏa hoạn. Do đó, việc tỉa chân nhang vào cuối năm là điều hết sức quan trọng, không thể bỏ qua. Không chỉ mang lại vận khí tốt mà còn giữ được an toàn cho gia đình.

Lựa chọn ngày đẹp và giờ đẹp để tỉa chân hương

Rút chân hương cũng cần phải được thực hiện vào ngày lành tháng tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến an nguy của gia chủ. Vì thế, cần phải lựa chọn xem nên rút chân hương vào ngày nào hay tỉa chân nhang vào ngày nào tốt. Dưới đây là các ngày lành, giờ lành để tỉa chân nhang mang lại điều may trong cả công việc và cuộc sống:

  • Nên rút chân hương trước hay sau khi cúng ông táo là mới đúng thì không phải ai cũng biết. Theo chuyên gia phong thủy – Thầy Nguyễn Trọng Mạnh, thời điểm tốt nhất vào dịp cuối năm để rút chân chân nhang ngày 23 tháng Chạp âm lịch sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời.
  • Ngoài ngày 23, gia chủ cũng có thể chọn một ngày bất kì vào tháng Chạp để tỉa chân nhang như ngày 13, 15, 20, 21, 22, 25, 27.
  • Trong trường hợp bát hương quá đầy, dễ gây nguy hiểm cháy nổ. Không nhất thiết phải đợi tới cuối năm mà bạn có thể lựa chọn bất kì ngày lành nào trong tháng để tiến hành tỉa chân hương.

Qua đây, bạn cũng có thể hiểu tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông táo hoặc tỉa chân hương vào ngày nào thì đều được, không nhất thiết phải là ngày 23.

Tỉa chân nhang vào ngày nào tốt
Tỉa chân nhang vào ngày nào tốt

Quy trình dọn dẹp bát hương

Việc dọn dẹp bát hương nên được thực hiện bởi gia chủ là người thận trọng, tỉ mỉ, chu đáo. Các bát hương được lau dọn theo một quy trình để không gây tội lỗi với gia tiên. Quy trình dọn dẹp bát hương được tiến hành như sau:

1. Chuẩn bị vật dụng dọn dẹp bát hương

Trước khi dọn dẹp bát hương, mọi người nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết sau đây:

  • Khăn sạch, nước sạch, giấy sạch, chậu nước sạch.
  • Một củ gừng được giã nát, ngâm trong 30 phút hoặc tinh dầu quế.
  • 1 thìa sạch dùng để múc tàn nhang trong bát hương.

2. Quy trình lau dọn

Theo như chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Mạnh, gia chủ nên lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Khi lau tượng hay lư đồng nên được lau bằng các loại khăn mềm chống bị tróc sơn, bay màu.
Đầu tiên cần phải rút chân nhang ra, một tay dùng để rút tay còn lại giữ chặt bát hương để tránh không bị xê dịch. Nếu bát hương quá đầy thì dùng thìa múc đi các lớp tàn nhang phía trên rồi dùng khăn sạch có nước gừng hoặc tinh dầu quế lau xung quanh 4 bát hương. Nếu nhà có 3 bát hương thì thứ tự lau sẽ là ở giữa, bên trái, bên phải.
Sau khi đã dọn dẹp xong, chọn 3 chân hương mới để cắm lại vào vào bát hương. Đối với các bát hương của những người đã mất chưa qua 3 năm thì để lại 7 là đàn ông, còn 9 chân hương thì là đàn bà.
Trong quá trình lau dọn, nếu có xê dịch hay đổi vị trí bát hương thì gia chủ phải xám hổi và để nguyên lại vị trí cũ. Bạn có thể tham khảo bài viết “hướng dẫn tỉa chân nhang mang lại tài lộc, hóa giải điểm xấu” để hiểu rõ về cách tỉa chân nhang.

Tỉa chân nhang cuối năm
Tỉa chân nhang cuối năm

Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ, nhang đèn

Lau dọn bàn thờ không chỉ đơn thuần là dọn dẹp sạch sẽ mà còn mong muốn được thần linh phù hộ, mang lại vận may trong cuộc sống và công việc. Vì thế cần phải lưu ý, cẩn trọng trong việc dọn dẹp bàn thờ, nhang đèn:

  • Không nên sử dụng rượu, cồn hoặc hóa chất để lau tượng đồng. Điều này sẽ làm tượng bị oxi hóa hoặc bị xỉn màu.
  • Khi lau dọn bàn thờ gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ thắp hương xin phép tổ tiên, thần linh.
  • Không dùng nước gừng để lau bàn thờ phật nên thay bằng nước sạch. Lau bàn thờ phật trước khi lau bàn thờ tổ tiên.
  • Tránh làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ, đặc biệt là bát hương. Đây là vật hương linh, tổ tiên chứng giám cho gia đình.

Để biết thêm thông tin về những lưu ý khi lau dọn bàn thờ ngày tết bạn có thể tham khảo thêm.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc nên tỉa chân nhang vào ngày tốt mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bạn có thể lưu về bỏ túi để áp dụng cho mình vào các dịp tỉa chân hương cuối năm.
Bạn cần tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ trực tiếp cho Trung Tâm Phong Thủy Đại Nam chúng tôi.

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần :)