Cách Cúng Rước Ông Bà Tổ Tiên Ngày 30 Tết Chi Tiết

Tháng Ba 1, 2023

Xuất phát từ truyền thống coi trọng trọng đạo hiếu của người dân đất Việt. Người xưa có câu: “Cây có gốc mới nảy cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Để tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã khuất. Cứ vào ngày 30 tết mọi người thường cúng rước ông bà tổ tiên để mời ông bà tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày tết. Vậy nghi lễ cúng rước ông bà trong ngày 30 tết cần chuẩn bị những gì?
Bài viết dưới đây của Thạc sỹ, chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Mạnh về các nghi thức cúng rước ông bà trong ngày 30 tết chi tiết nhất được cung cấp cho gia.

1. Cách cúng rước ông bà ngày tết hợp phong thủy

Hiện nay, có hai cách cúng rước ông bà về ăn tết được được sử dụng phổ biến mà gia chủ có thể áp dụng. Hai cách này cụ thể như sau:

  • Cách thứ nhất: Vào chiều ngày 30 Tết, gia chủ và những người thân trong gia đình sẽ ra mộ ông bà, tiến hành dọn dẹp. Đồng thời thắp hương khấn vái để mời ông bà, gia tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.
  • Cách thứ hai: Con cháu chỉ cần làm mâm cỗ mặn và dâng cúng lên gia tiên vào trưa ngày 30 Tết. Khi khấn vái, gia chủ sẽ mời đích danh cũng như đúng tên tuổi của các cụ về để dự hưởng hoa hoa quả và đón Tết tại gia.

Sau khi đã hoàn tất nghi lễ cúng rước ông bà tổ tiên về nhà ăn tết, cả nhà sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên đầm ấm bên nhau. Theo đó, trong 3 ngày tết luôn có sự hiện diện của ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Vì vậy, gia chủ nên để ý giữ cho hương không bị tắt, nên phải được thắp từ chiều ngày 30 tết.
Dưới đây là chi tiết cách cúng rước ông bà 30 tết theo cách thứ nhất.

2. Chuẩn bị vật lễ cúng bài văn khấn?

Nhiều người quan niệm “trần sao, âm vậy”. Chính vì thế, năm mới đến không những nhà của mà tất cả mồ mã ông bà tổ tiên đều được sửa sang cho mới mẻ. Việc chăm sóc phần mộ của tổ tiên thường được bắt đầu từ ngày 24 đến 30 tháng chạp. Việt đó thường được gọi là cúng ông bà hay chạp mộ.
Tục ngữ có câu: “Cao nấm, ấm mồ” vì vậy việc thực hiện khi đi chạp mộ thường phải dọn dẹp sạch sẽ nhổ hết cỏ dại quanh phần mộ và có thể đắp thêm đất cho phần mộ được đầy đặn. Khi đi chạp mộ chú ý tuân thủ quy luật của nghĩa trang. Không nên giẫm đạp lên những ngôi mộ kế bên. Sau khi chạp mộ sẽ là nghi thức mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu.
Trước khi chạp mộ và mời gia tiên về ăn tết thì nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, lau dọn bàn thờ sạch sẽ bằng rượu gừng hoặc ngũ vị hương. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để xua đuổi tà khí giúp khai quang đón vận khí mới vào nhà.
Sau đó bắt đầu ra mộ để cung kính đón mời gia tiên về ăn tết cùng con cháu. Trước tiên khi ra mộ nên cúng thần cai quản nghĩa trang trước.

2.1 Lễ cúng thần cai quản nghĩa trang gồm

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà phần chuẩn bị lễ vật có sự khác nhau. Dưới đây là cách chuẩn bị lễ vật phổ biến nhất gia chủ có thể tham khảo. Lễ vật cúng tần cai quản nghĩa trang gồm:

  • Hoa quả tươi
  • Nến hoặc đèn dầu
  • Vàng thuyền
  • Tiền dương
  • Bài văn khấn cúng rước ông bà chiều 30 tết.

3. Bài văn khấn cúng rước ông bà

Sau khi sắp lễ xong thì thắp 9 nén nhang, lễ 5 lễ và khấn:
+ Nam Mô A Di Đà Phật!( 3 lần, 3 lễ)
+ Con kính lạy thập điện diêm vương.
+ Con kính lạy địa tạng vương bồ tát.
+ Con kính lạy Sơn thần, Long thần, Thổ địa cai quản tại nghĩa trang……
+ Hôm nay ngày……tháng……năm……chúng con là con cháu dòng họ……..có chút lễ vật lòng thành nhang đăng xin các ngài cho phép chúng con được đến làm lễ trước phần mộ của gia tiên dòng họ…..nhân dịp tết cổ truyền năm………….
Chúng con kính cẩn tâu trình, cúi xin chứng giám!
+Nam Mô A Di Đà Phật!( 3 lần, 3 lễ)
Sau đó chờ hương cháy được 1/2 thì hóa vàng thuyền và đến cúng tại phần mộ gia tiên.
– Khi cúng phần mộ gia tiên ta cũng chuẩn bị lễ vật gồm, tiền vàng, hoa quả tươi, xôi, Gà để mời gia tiên. Sau khi sắp lễ xong thắp 9 nén nhang vái 3 vái và khấn.
+ Nam Mô A Di Đà Phật!( 3 lần, 3 lễ)
+ Con kính lạy…..cùng gia tiên dòng họ……………………………
+ Hôm nay ngày……tháng……năm……chúng con là ……….…..có chút lễ vật lòng thành nhang đăng xin được cẩn cáo với gia tiên.
Nhân dịp tết nguyên đán mừng đón xuân năm mới, chúng con thành tâm sửa soạn lễ vật tiền vàng nhang đăng cung thỉnh kính mời ……gia tiên nội ngoại họ…..về ngự trước án nơi thờ cúng gia tiên để chúng con được cung kính phụng thờ.
Sau đây chúng con xin phép được dọn dẹp sạch sẽ phần mộ của……..
+ Nam Mô A Di Đà Phật!( 3 lần, 3 lễ)
Sau đó thực hiện việc dọn dẹp hoặc đắp thêm đất cho phần mộ.
Sau khi dọn dẹp xong xuôi thì đốt 1 nén nhang cắm lên phần mộ rồi xin hạ lễ và đốt tiền vàng.
Hoàn tất mọi việc thì ra về  và cúng tại nhà.
Mâm cúng tại nhà được chuẩn bị sẵn gồm 5 món cùng những lễ vật tiền vàng,… sau đó thắp 5 nén nhang chắp tay khấn lễ.
+ Nam Mô A Di Đà Phật!( 3 lần, 3 lễ)
Kính lạy gia tiên tiền tổ ông bà nội ngoại dòng họ……………………………….
Hôm nay ngày ……..tháng …….năm……… chúng con thành kính rước ông bà gia tiên nội ngoại ngự giá tại gia để chúng con được cung kính phụng thờ nhân dịp đầu xuân năm mới.
Chúng con toàn tâm sửa soạn lễ vật, tiền vàng cùng sơn  hào hải vị, nhang đăng kính mời ông bà gia tiên nội ngoại chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ  vật và phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sao được vậy, ước sao được thế. Bước sang năm mới phúc lộc vẹn toàn, vạn sự hanh thông.
+ Nam Mô A Di Đà Phật!( 3 lần, 3 lễ)
Trên đây là những thủ tục đơn giản và đầy đủ nhất khi làm lễ cúng ông bà tổ tiên 3 ngày tết, phong thủy Đại Nam chúng tôi xin trân trọng gửi tới gia chủ!
Mọi thông tin chi tiết hơn vui lòng liên hệ về cho chúng tôi Tại đây!
Phong thủy Đại Nam -> “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”
Xem thêm:

 

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần :)