Bật Mí 24 Tiết Khí Là Gì? Ý Nghĩa Của 24 Tiết Khí Trong Năm Mà Bạn Nên Đọc

Tháng Ba 19, 2023

Tiết khí là cụm từ thường được bắt gặp khi xem lịch. Nhưng không phải ai cũng hiểu được tiết khí là như thế nào? Có bao nhiêu tiết khí trong năm, ý nghĩa và ứng dụng của tiết khí vào đời sống của con người? Vì thế, bài viết dưới đây của Phong thủy Đại Nam sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng nhất. Cùng tham khảo nhé!

Tiết khí là gì?

bat mi 24 tiet khi la gi y nghia cua 24 tiet khi trong nam ma ban nen doc

Tiết khí là gì? Có bao nhiêu tiết khí trong năm? 

1 tiet khi la gi co bao nhieu tiet khi trong nam

Tiết khí là 24 điểm đặc biệt nằm trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Mỗi điểm sẽ cách nhau 15 độ. Lịch tiết khí được mọi người sử dụng trong xác định Bát Tự hay còn gọi là lá số tứ trụ của các trường phái Bát Tự Tử Bình, Hà Đồ Lạc Thư, Quỷ Cốc toàn mệnh,… cũng như vượng suy quẻ trong chiêm bói dịch. 

Trên mặt phẳng không gian chia thành 360 độ thì khi xem lịch, tiết khí là những ngày mặt trời ở các vị trí tọa độ nhất định.

Trong năm sẽ có 24 tiết khí theo lịch vạn niên. Đó cũng là thời điểm Mặt Trời nằm ở các kinh độ: 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, 75°, 90°, 105°, 120°, 135°, 150°, 165°, 180°, 195°, 210°, 225°, 240°, 255°, 270°, 285°, 300°, 315°, 330°, 345° so với Trái Đất.

Tiết khí có xuất xứ từ tộc người Bách Việt, được sử dụng trong việc lập lịch của các nền văn minh phương Đông cổ đại. Trong đó, bạn có thể biết đến như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam, hầu hết các độc giả phân biệt tiết khí thành 2 phần là Tiết (trung khí) và Khí (tiết khí). Họ cho rằng cứ một tiết thì đến một khí và bắt đầu từ tiết Lập Xuân.

Sau đây là bảng phân chia tiết khí trong quỹ đạo Trái Đất và Mặt Trời. Bạn có thể tham khảo ngay.

STT Tháng Tiết khí Kinh độ mặt trời Ngày tháng dương dịch
1 1 (Dần) Lập Xuân 315° 4 hoặc 5 tháng 2
2 Vũ Thủy 330° 19 hoặc 20 tháng 2
3 2 (Mão) Kinh Trập  345° 6 hoặc 7 tháng 3
4 Xuân Phân 360° 21 hoặc 22 tháng 3
5 3 (Thìn) Thanh Minh 15° 5 hoặc 6 tháng 4
6 Cốc Vũ 30° 20 hoặc 21 tháng 4
7 4 (Tỵ ) Lập Hạ  45° 6 hoặc 7 tháng 5
8 Tiểu Mãn 60° 21 hoặc 22 tháng 5
9 5 (Ngọ) Mang Chủng 75° 6 hoặc 7 tháng 6
10 Hạ Chí 90° 21 hoặc 22 tháng 6
11 6 (Mùi) Tiểu Thử 105° 7 hoặc 8 tháng 7
12 Đại Thử 120° 22 hoặc 23 tháng 7
13 7 (Thân) Lập Thu 135° 8 hoặc 9 tháng 8
14 Xử Thử 150° 23 hoặc 24 tháng 8
15 8 (Dậu) Bạch Lộ 165° 8 hoặc 9 tháng 9
16 Thu Phân 180° 23 hoặc 24 tháng 9
17 9 (Tuất) Hàn Lộ 195° 8 hoặc 9 tháng 10
18 Sương Giáng  210° 23 hoặc 24 tháng 10
19 10 (Hợi) Lập Đông 225° 7 hoặc 8 tháng 11
20 Tiểu Tuyết 240° 22 hoặc 23 tháng 11
21 11 (Tý) Đại Tuyết 255° 7 hoặc 8 tháng 12
22 Đông Chí 270° 21 hoặc 22 tháng 12
23 12 (Sửu) Tiểu Hàn 285° 5 hoặc 6 tháng 1
24 Đại Hàn 300° 20 hoặc 21 tháng 1

 

Phân loại 24 tiết khí trong năm

2 phan loai 24 tiet khi trong nam

24 tiết khí trong năm sẽ được chia làm 4 loại khác nhau: 

  • Có 8 tiết khí biểu thị cho sự nóng lạnh thay đổi: Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí.
  • Có 5 tiết khí biểu thị cho nhiệt độ thay đổi: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn. 
  • Có 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
  • Có 4 tiết khí biểu thị cho sự vật, hiện tượng: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng. 
  1. Tên gọi, thời gian tương ứng, ý nghĩa của 24 tiết khí trong năm

Tiết khí mùa Xuân

Tiết khí mùa Xuân sẽ bao gồm: tiết Lập Xuân, tiết Vũ Thủy, tiết Kinh Trập, tiết Xuân Phân, tiết Thanh Minh, tiết Cốc Vũ. 

Tiết khí 1 – tiết Lập Xuân 

Tiết Lập Xuân rơi vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch hằng năm. Tiết Lập Xuân sẽ bắt đầu một năm mới, báo hiệu mùa Xuân đến. Vạn vật trong vũ trụ bước vào một chu kỳ tuần hoàn mới, vạn vật được thay đổi và  trở lại sức sống mãnh liệt. 

Tiết khí 2 – tiết Vũ Thủy

Tiết Vũ Thủy rơi vào ngày 19 hoặc 20 tháng 2 dương lịch hằng năm. Tiết Vũ Thủy được dịch từ Hán nghĩa là mưa ẩm. Bắt đầu từ thời điểm này có những hạt mưa li ti với những cơn mưa Xuân. Gió Xuân thổi khắp nơi, băng tuyết tan, nước mưa nhiều, không khí ẩm thấp nên gọi là Vũ Thủy. 

Tiết khí 3 – tiết Kinh Trập

Tiết Kinh Trập rơi vào ngày 6 hoặc 7 tháng 3 dương lịch hằng năm. Tiết Kinh Trập báo hiệu thời gian mà một số sâu bọ, côn trùng bắt đầu sinh sôi, nảy nở. Các loài vật bắt đầu được sinh ra khi mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc. 

Tiết khí 4 – tiết Xuân Phân

Tiết Xuân Phân có thể rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 3 dương lịch hằng năm. Đây là thời điểm giữa của 90 ngày mùa Xuân. Mặt Trời ở trên xích đạo, ngày và đêm ở bán cầu Nam và bán cầu Bắc như nhau nên gọi là Xuân Phân. 

Sau ngày này, Mặt Trời sẽ chiếu thẳng hướng dần về phía bán cầu Bắc nên ngày dài, đêm ngắn. Vì vậy, Xuân Phân là thời điểm khởi đầu mùa Xuân ở Bắc bán cầu. Cây cỏ ở đây đã trải qua cái rét của mùa Đông và chuẩn bị bước sang giai đoạn phát triển dưới nắng ấm của mùa Xuân. 

Tiết khí 5 – tiết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh có thể rơi vào ngày 5 hoặc 6 tháng 4 dương lịch hằng năm. Vào thời điểm này, khí hậu mát mẻ, ấm áp. Cây cối bắt đầu nảy lộc và vạn vật bước vào giai đoạn sinh trưởng. 

Tiết khí 6 – tiết Cốc Vũ

Tiết Cốc Vũ có thể rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch hằng năm. Cốc Vũ là mưa rào. Trong đó, Vũ là mưa, Cốc là ngũ cốc. Những cơn mưa vào cuối Thu là những trận mưa rào, rơi xuống như những hạt ngũ cốc. Theo một hàm nghĩa khác, trong nông nghiệp các loài hoa màu, cây cối sinh trưởng phát triển tốt thì lượng mưa rất quan trọng. Vì thế, năm nào vào thời điểm này có xuất hiện mưa rào thì báo hiệu cho một năm mùa màng bội thu. 

Tiết khí mùa Hạ

3 tiet khi mua ha 

Tiết khí mùa Hạ sẽ bao gồm: tiết Lập Hạ, tiết Tiểu Mãn, tiết Mang Chủng, tiết Hạ Chí, tiết Tiểu Thử, tiết Đại Thử. 

Tiết khí 7 – tiết Lập Hạ

Tiết Lập Hạ có thể rơi vào ngày 6 hoặc 7 tháng 5 dương lịch hằng năm. Đây là thời điểm bắt đầu mùa Hạ, là lúc vạn vật phát triển mạnh mẽ. Lập Hạ là một tiết khí quan trọng có nhiệt độ tăng lên rõ rệt, nắng nóng sắp đến gần. Các loài cây cỏ phát triển nhanh, mưa bão và sấm sét nhiều. 

Tiết khí 8 – tiết Tiểu Mãn

Tiết Tiểu Mãn rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 5 dương lịch hằng năm. Tiểu Mãn nghĩa là lũ nhỏ. Thời điểm này, những trận mưa mùa Hạ có thể xảy ra những đợt lũ nhỏ. Khi vào tiết Tiểu Mãn cần chú ý dưỡng sinh đúng cách. 

Tiết khí 9 – tiết Mang Chủng

Tiết Mang Chủng có thể rơi vào ngày 6 hoặc 7 tháng 6 dương lịch hằng năm. Đây là thời điểm chòm sao tua rua bắt đầu xuất hiện trên bầu trời. Nhiều người dù bận công việc chưa làm kịp đất canh tác thì vẫn còn có thể làm nhanh, thu hoạch mà không sợ muộn. Ông bà ta có câu: “Tua rua thì mặc tua rua, mạ già ruộng ngấu, không thua bạn điền”.

Tiết khí 10 – tiết Hạ Chí

Tiết Hạ Chí có thể rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 6 dương lịch hằng năm. Hạ Chí là thời điểm giữa mùa hạ, ánh sáng và nhiệt độ tại thời điểm này rất cao. Thời gian chiếu sáng của Mặt trời dài nhất trong ngày, nhiệt độ rất khó chịu và oi bức. Vì vậy, dân gian có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Tiết khí 11 – tiết Tiểu Thử

Tiết Tiểu Thử có thể rơi vào ngày 7 hoặc 8 tháng 7 dương lịch hằng năm. Tiểu Thử là thời điểm mà thời tiết đã khá nóng nhưng vẫn chưa phải là lúc nóng nhất. 

Tiết khí 12 – tiết Đại Thử

Tiết Đại Thử rơi vào ngày 22 hoặc 23 tháng 7 dương lịch hằng năm. Đại Thử là tiết khí có nhiệt độ cao nhất trong năm, nắng oi ả. Bởi tiết Đại Thử chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão. 

Tiết khí mùa Thu

Tiết khí mùa Thu sẽ bao gồm: tiết Lập Thu, tiết Xử Thử, tiết Bạch Lộ, tiết Thu Phân, tiết Hàn Lộ, tiết Sương Giáng.

Tiết khí 13 – tiết Lập Thu

Tiết Lập Thu có thể rơi vào ngày 8 hoặc 9 tháng 8 dương lịch hằng năm. Tiết Lập Thu là thời gian bắt đầu bước vào mùa Thu, ánh sáng và nhiệt độ giảm dần Trời bắt đầu có biểu hiện se lạnh, hoa cúc bắt đầu nở.

Tiết khí 14 – tiết Xử Thử

Tiết Xử Thử rơi vào ngày 23 hoặc 24 tháng 8 dương lịch hằng năm. Đây là lúc cái nóng bức của mùa Hạ sẽ hết dần. Xử Thử là thời điểm chuyển giao của nhiệt độ hạ nhiệt, chấm dứt sự nóng nực, làm cho khí hậu trở nên mát mẻ hơn.

Tiết khí 15 – tiết Bạch Lộ

Tiết Bạch Lộ rơi vào ngày 8 hoặc 9 tháng 9 dương lịch hằng năm. Bạch Lộ chính là nắng nhạt, thời tiết lúc này chuyển sang mát hẳn. Ban đêm se se lạnh, đã có sương rơi, hơi nước đọng trên ngọn cỏ như mưa móc vào lúc sáng sớm.

Tiết khí 16 – tiết Thu Phân

Tiết Thu Phân rơi vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9 dương lịch hằng năm. Là thời điểm giữa mùa thu. Một số cây bắt đầu vàng lá và rụng, ánh sáng và nhiệt độ tiếp tục giảm.

Tiết khí 17 –  tiết Hàn Lộ

Tiết Hàn Lộ rơi vào ngày 8 hoặc 9 tháng 10 dương lịch hằng năm. Hàn Lộ là mát mẻ. Thời gian này, nửa cầu Nam hoàn toàn ngả về phía Mặt Trời, nửa cầu Bắc nhận được ánh sáng và lượng nhiệt nhỏ nhất. Đây không phải thời điểm lạnh nhất do lượng nhiệt của mùa Hạ tồn dư. 

Lịch 24 tiết khí

Tiết khí 18 – tiết Sương Giáng

Tiết Sương Giáng rơi vào ngày 23 hoặc 24 tháng 10 dương lịch hằng năm. Sương Giáng là thời tiết bắt đầu chuyển sang lạnh hẳn, đêm về có sương rơi nhiều và nguy cơ có sương muối.

Tiết khí mùa Đông

4 tiet khi mua dong

Tiết khí mùa Đông sẽ bao gồm: tiết Lập Đông, tiết Tiểu Tuyết, tiết Đại Tuyết, tiết Đông Chí, tiết Tiểu Hàn, tiết Đại Hàn.

Tiết khí 19 – tiết Lập Đông

Tiết Lập Đông rơi vào ngày 7 hoặc 8 tháng 11 dương lịch hằng năm. Lập Đông là thời điểm bắt đầu mùa Đông, nhiệt độ và ánh sáng thay đổi, giảm xuống rất mạnh tại nửa cầu Bắc. 

Tiết khí 20 – tiết Tiểu Tuyết 

Tiết Tiểu Tuyết rơi vào ngày 22 hoặc 23 tháng 11 dương lịch hằng năm. Tiểu Tuyết là thời điểm bắt đầu có tuyết rơi nhưng ít, trời thêm lạnh.

Tiết khí 21 – tiết Đại Tuyết 

Tiết Đại Tuyết rơi vào ngày 7 hoặc 8 tháng 12 dương lịch hằng năm. Đại Tuyết là lúc tuyết rơi nhiều, các dòng sông tích tuyết ngày càng dày, phương Bắc bước vào mùa lạnh giá. 

Tiết khí 22 – tiết Đông Chí 

Tiết Đông Chí rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 12 dương lịch hằng năm. Đông Chí là giữa mùa Đông. Trên chí tuyến Nam, ánh nắng gần như chiếu thẳng, còn Bắc bán cầu ngày ngắn nhất, đêm dài nhất.

Tiết khí 23 – tiết Tiểu Hàn 

Tiết Tiểu Hàn rơi vào ngày 5 hoặc 6 tháng 1 dương lịch hằng năm. Tiểu hàn là rét nhẹ, bắt đầu bước vào mùa lạnh nhưng vẫn chưa đến cực điểm. 

Tiết khí thứ 24 – tiết Đại Hàn 

Tiết Đại Hàn rơi vào ngày 20 hoặc 21 tháng 1 dương lịch hằng năm. Đại Hàn nghĩa là giá lạnh đến cực độ, rét thấu xương. Thời tiết sẽ ấm dần khi hết Đại Hàn đến Lập Xuân. Lúc này Trái Đất đã quay quanh Mặt Trời được 1 vòng, hoàn thành một chu kỳ là 24 tiết khí trong năm.

Ảnh hưởng của tiết khí lên cơ thể

5 anh huong cua tiet khi len co the

Tiết trời được xây dựng theo quy luật vận động của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng. Vị trí không gian của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và các ngôi sao thay đổi không theo quy tắc liên tục. Bên cạnh đó, năng lượng của vũ trụ thay đổi không ngừng, dẫn đến những biến động lớn nhất giữa các tiết khí.

Tiết khí xuất hiện vào hơn 2000 năm trước ở khu vực Trung Nguyên, Trung Quốc. Nhưng không có nghĩa là tiết khí chỉ ảnh hưởng đến khu này. Bởi vì tiết khí được sinh ra từ quy luật vận hành của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và ngôi sao. Sự biến hóa năng lượng vũ trụ sẽ ảnh hưởng lên mọi nơi trên Trái Đất. 

Thuật dưỡng sinh trong tiết Mang Chủng

6 thuat duong sinh trong tiet mang chung

Trong tiết khí Mang chủng không chỉ là quản trị tốt ruộng đất trong mùa mưa mà còn chú trọng tăng cường sức khỏe, tránh mắc những bệnh truyền nhiễm và bệnh thời tiết như cảm nắng, viêm tuyến mang tai, thủy đậu,…

Dưỡng sinh trong tiết Mang Chủng dựa vào đặc trưng thời tiết theo mùa này, điều dưỡng trên nhiều phương diện. 

Tinh thần

Về khía cạnh điều dưỡng cần làm cho niềm tin duy trì ở trạng thái vui tươi, tự do, không nên tức giận. Như vậy, khí cơ mới hoàn toàn có thể “thông tiết tự nhiên cả tuyên thông”.

Sinh hoạt hằng ngày

Để thuận theo dương khí thịnh, đem lại lợi ích cho sự quản lý và vận hành của khí huyết thì nên ngủ muộn, dậy sớm, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mùa Hạ ngày dài đêm ngắn, vì vậy một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. Thường xuyên tắm rửa để tránh cảm nắng giúp làn da sơ thông, dương nhiệt phát tiết. Đặc biệt lưu ý, không được tắm ngay khi mô hôi mới ra.

Tiết trời

Ẩm thực

Vào mùa Hạ, cơ thể dễ đổ mồ hôi, hao khí thương tân, chuyển hóa trong khung hình thịnh vượng. Vì vậy nên ăn những thực phẩm có hiệu quả khử ích khí, sinh tân chỉ khát. Với người già, công suất khung hình sụt giảm nên lấy thanh bổ làm chủ, giải nhiệt hộ vị ích tý. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau sinh, không nên ăn những loại thực phẩm có tính mát lạnh nhằm ngăn ngừa phát sinh bệnh tật. 

Một vài món ăn thích hợp sử dụng trong tiết Mang Chủng như:

  • Trứng chiên cà chua: sinh tân chỉ khát, dưỡng tâm an thần.
  • Nấm hương xào bí đao: hữu dụng trường vị, sinh tân trừ phiền.

Ứng dụng lịch tiết khí trong phong thủy và đời sống

Các tiết khí trong năm được ứng dụng rộng rãi trong phong thủy và đời sống. Bởi lịch tiết khí vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết, phản ánh đúng trạng thái tiết Trời và khí hậu.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lịch tiết khí là cơ sở trong việc chỉ đạo sản xuất, canh tác mỗi mùa của người nông dân như vụ Xuân được gieo trồng vào tiết Vũ Thủy, phòng trừ sâu bệnh vào tiết Kinh Trập và thu hoặc mùa màng vào tiết Mang Chủng. 

Trong chăn nuôi, lịch tiết khí giúp phòng tránh dịch bệnh gia cầm, gia súc, thủy sản,…

Trong phong thủy, lịch tiết khí cực kỳ quan trong trong việc xác định lá số tứ trụ, độ vượng suy Ngũ hành như Quỷ Cốc, Hà Đồ Lạc Thư, Hà Lạc, Bát Tự, Tứ Trụ,… hoặc vương suy quẻ dịch trong chiêm bói dịch, Mai Hoa dịch số. 

Với những thông tin trên, Phong thủy Đại Nam mong rằng bạn đọc đã hiểu về tiết khí là gì và những thông tin liên quan đến 24 tiết khí. Đặc biệt hơn là tầm quan trọng của lịch 24 tiết khí 2022 trong cuộc sống và phong thủy. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để được giải đáp.

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần :)