Ngày nay để tiết kiệm diện tích nhiều gia đình chọn giải pháp xây tầng hầm để làm chỗ để xe, để đồ,… Tuy nhiên, khi thiết kế tầng hầm không hợp lý có thể gây ra nhiều trở ngại trong quá trình sử dụng. Điều đó, có thể ảnh hưởng đến phong thủy của cả gia đình. Để hiểu thêm về thiết kế phong thủy tầng hầm hãy cùng Thạc sĩ chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Mạnh tìm hiểu nhé!
Lợi ích phong thủy tầng hầm
Trong kiến trúc thì có hai dạng tầng hầm là tầng hầm toàn phần và tầng bán hầm. Về mặt phong thủy, bán hầm tạo lớp đệm cách ẩm, nâng cao chất lượng trường khí của không gian bên trên ngôi nhà. Phòng khách, nhà bếp không bị tù hãm bởi dòng sinh khí.
Khi làm nhà theo kiểu lệch tầng, có thể đặt bếp ở phía sau cao hơn hầm mà thấp hơn phòng khách. Phía trước dùng để đỗ xe và làm lối vào, phía sau là hồ nước ngầm hoặc máy phát điện. Cách làm này tạo thế trước thấp sau cao. Phù hợp với nguyên tắc phong thủy truyền thống là nhà có điểm tựa, có thế tọa sơn.
Nhà có tầng hầm như được đứng trên một phần đế cao ráo. Phía bên ngoài hầm có thể “ngụy trang” như một đồi cỏ. Khi bố trí hầm, cần chú ý trước tiên đến việc chống ngấm và úng nước. Lối vào hầm phải bố trí mương thu và thoát nước để không bị ngập nước khi trời mưa. Đặt biệt phải bố trí có máy bơm hút nước ra ngoài.
Để tránh thấm từ ngoài vào, nên đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất). Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng, không nên làm hầm bít bùng.
Nếu ánh sáng không đủ, gia chủ có thể dùng gương phản chiếu kết hợp ánh sáng đèn điện để tăng cường năng lượng dương. Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng.
Ngoài ra, gia chủ cần lựa chọn màu sơn trắng sáng kết hợp với hệ thống đèn điện để giúp không gian tầng hầm sáng hơn lên.
Nguyên tắc thiết kế phong thủy tầng hầm
Bản chất của phong thủy là Khí, nên khi thiết kế nhà ở chúng ta phải đặc biệt chú ý đến sự thông khí. Tầng hầm là phần nối giữa móng với thân nhà giữa phần âm dưới đất và phần dương trên không. Vì thế nó thường hay ẩm ướt và bí. hi thiết kế vị trí đặt tầng hầm ta cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Bố trí tầng hầm vào vào phương vị suy của ngôi nhà.
- Cần để giếng trời ở khoảng giữa và sau hầm để lấy sáng, lấy khí tự nhiên giúp không gian thông thoáng, cân bằng năng lượng trong phong thủy.
- Không nên bịt kín hầm, vì nếu bịt kín thì khí sẽ không thoát ra được. Khí tụ ở dưới hầm và khuếch tán lên các tầng trên khiến cho không gian trở nên bí bách, ngột ngạt.
- Lắp quạt thông gió và bật liên tục để khử mùi, tránh ẩm mốc và gây ô nhiễm.
- Cần thiết kế hệ thống thoát nước bên ngoài tránh mưa lũ nước chảy từ bên ngoài vào tầng hầm tránh gây ngập.
Trên đây là một số lưu ý khi xây thiết kế tầng hầm trong phong thủy.
Nếu cần tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ cho chúng tôi Tại đây!
Phong thủy Đại Nam => “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”
Xem thêm: