Với những người tìm hiểu về phong thủy thì sẽ không còn xa lạ với Ngũ hành tương sinh tương khắc. Để giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về Ngũ hành và ứng dụng của nó, Phong thủy Đại Nam sẽ gửi đến bạn những thông tin dưới đây. Cùng tham khảo ngay nhé!
1. Ngũ hành là gì?
Theo triết học Trung hoa cổ đại, ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại với 5 yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vạn vật đều tạo nên từ đó và giữa chúng sẽ có sự tác động lẫn nhau, không thể tách rời hay phủ phận yếu tố nào. Trong đó:
– Hành Kim tượng trưng cho kim loại
– Hành Mộc tượng trưng cho cây cối
– Hành Thủy tượng trưng cho nước
– Hành Hỏa tượng trưng cho lửa
– Hành Thổ tượng trưng cho đất
2. Đặc tính của Ngũ hành
Đặc trưng của Ngũ hành là sự lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng. Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó là nền tảng để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.
– Lưu hành ở đây nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong không gian và thời gian.
– Luân chuyển là quá trình 5 vật chất luân chuyển tự nhiên. Ví dụ như hành Mộc thì cây sẽ phát triển từ nhỏ đến lớn.
– Biến đổi nghĩa là 5 vật chất sẽ có sự biến đổi khi chịu những tác động khác nhau. Chẳng hạn như lửa đốt cháy mộc hóa thành than, hay mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà…
3. Quy luật của Ngũ hành
3.1 Quy luật tương sinh tương khắc
- Ngũ hành tương sinh
Đây là mối quan hệ thúc đẩy và hỗ trợ, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển, là một vòng tuần hoàn. Cụ thể là:
– Mộc sinh Hỏa: nghĩa là củi khô khi đốt cháy tạo ra lửa, còn Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
– Hỏa sinh Thổ: lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, trở về với đất (hành Thổ).
– Thổ sinh Kim: nghĩa là đất (hành Thổ) chính là nơi lưu giữ, tích tụ thành kim loại (hành Kim).
– Kim sinh Thủy: kim loại (hành Kim) khi nung nóng sẽ chuyển sang thể lỏng (hành Thủy).
– Thủy sinh Mộc: nước sẽ cung cấp dưỡng chất giúp cây cối phát triển.
- Ngũ hành tương khắc
Ở đây chỉ sự áp chế, cản trở nhau. Tuy có có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong. Trong quy luật tương khắc bao gồm 2 mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Cụ thể là”
– Thủy khắc Hỏa: vì nước có thể dập tắt lửa
– Hỏa khắc Kim: lửa có thể nung chảy kim loại
– Kim khắc Mộc: Kim loại sắc bén có thể chặt được cây
– Mộc khắc Thổ: Cây cối hút hết chất dinh dưỡng trong đất làm đất khô cằn
– Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được nước.
Tương sinh và tương khắc luôn tồn tại song hành, duy trì sự cân bằng trong vũ trụ.
3.2 Quy luật phản sinh và phản khắc
- Ngũ hành phản sinh
Trong tương sinh có phản sinh. Tương sinh là sự phát triển nhưng sinh nhiều quá cũng không tốt.
Chẳng hạn như củi khô là nguyên liệu tạo ra lửa nhưng nếu quá nhiều củi khô sẽ tạo nên đám cháy lớn, gây thiệt hại về của cải và tính mạng.
– Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ vùi lấp Kim.
– Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.
– Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc quá nhiều thì Hỏa sẽ gây hậu quả lớn.
– Thủy nuôi dưỡng Mộc sinh trưởng nhưng Thủy quá nhiều thì sẽ cuốn trôi Mộc.
– Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
- Ngũ hành phản khắc
Trong tương khắc có phản khắc. Khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương. Đó gọi là quy luật phản khắc.
– Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng thì sẽ làm gãy Kim.
– Mộc khắc Thổ nhưng Mộc có thể suy yếu nếu Thổ quá nhiều.
– Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ làm Thổ bị sạt lở, bào mòn.
– Thủy khắc Hỏa nhưng Thủy cũng cạn kiệt nếu Hỏa quá lớn.
– Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều thì có thể dập tắt Hỏa.
Qua những chia sẻ của Phong Thủy Đại Nam, bạn có thể thấy được các mối quan hệ của vạn vật trong vũ trụ.
4. Ứng dụng Ngũ hành trong cuộc sống
Học thuyết Ngũ hành được ứng dụng trong tử vi, phong thủy, nhân tướng, thiên văn, lịch pháp, y học… Mỗi người sinh ra đều gắn với một “mệnh” nhất định, ứng với Kim, Mộc, Thủy Hỏa, Thổ và mỗi mệnh sẽ có các đặc trưng, tính chất riêng.
- Phong thủy nhà ở
Thuyết Ngũ hành liên quan đến bài trí bố cục phong thủy. Đây cũng là yếu tố được gia chủ quan tâm khi chọn hướng làm nhà để có nhiều vượng khí, gia đình ấm no, hòa thuận. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các đồ vật trang trí hoặc vật phong thủy hợp mệnh để thu hút may mắn.
- Chọn người làm ăn hoặc bạn đời
Khi đã biết được bản mệnh, mỗi người sẽ tự xác định được những ưu thế cần phát huy và những điểm cần khắc phục của bản thân. Cùng với quy luật tương sinh tương khắc mà bạn có thể lựa chọn người phù hợp để làm ăn hoặc lập gia đình.
- Trong Y học cổ truyền
Người xưa thường cơ quan trong cơ thể là một hành, vậy nên mới có câu “lục phủ ngũ tạng”. Một cơ thể khỏe mạnh cần có sự tác động qua lại giữa các cơ quan, để duy trì sự cân bằng. Người ta phân chia các hành theo cơ quan như sau: tâm hỏa, can mộc, tỳ thổ, phế kim, thận thủy. Các thầy thuốc sẽ dựa vào sự cân bằng của Ngũ hành trong cơ thể để chữa bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Ngũ hành và những quy luật cơ bản của nó. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức phong thủy để áp dụng vào đời sống.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Xem thêm: