Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? Đây là câu hỏi có lẽ nhiều người thắc mắc và không hiểu đó là gì. Bài viết dưới đây Trung tâm phong thủy Đại Nam sẽ chia sẻ cho bạn về tương sinh tương khắc và các mệnh tương sinh với nhau.
1. Ngũ hành tương sinh – tương khắc là gì?
Để hiểu được cụm từ ngũ hành tương sinh – tương khắc, đầu tiên bạn phải hiểu được ngũ hành là gì?
Ngũ hành là gì?
- Theo phong thủy, vạn vật trên trái đất đều được sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố này được gọi là ngũ hành.
- Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ về tương sinh, tương khắc, phản sinh, và phản khắc. Các yếu tố này tồn tại song hành với nhau, dựa trên sự tương tác qua lại. Không thể phủ nhận, tách rời bất kì yếu tố nào trong chúng.
- Ngũ hành không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc.
Ngũ hành tương sinh là gì?
- Tương sinh có nghĩa là vật này bồi đắp, nuôi dưỡng, nâng đỡ cho vật kia lớn mạnh và phát triển. Vạn vật cộng hưởng, nương tựa để cùng sinh trưởng. Từ đó tạo thành một vòng tròn Tương sinh khép kín: Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy – Mộc – Hỏa.
- Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc
Ngũ hành tương khắc là gì?
- Nếu các mệnh trong ngũ hành tương sinh hỗ trợ lẫn nhau thì ngũ hành tương khắc lại ngược lại. Đây là từ dùng để chỉ sự cản trở lẫn nhau giữa các cung mệnh. Các mệnh này đi kèm với nhau sẽ rất dễ dẫn đến tai ương. Ngũ hành tương khắc ví dụ như mệnh Thủy tương khắc với mệnh Hỏa, mệnh Kim khắc với mệnh Mộc.
Hiện nay, ngũ hành tương sinh – tương khắc được mọi người áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dựng vợ gả chồng, xây nhà, mở công ty hay làm ăn buôn bán. Quy luật về ngũ hành sẽ phản ánh vận mệnh tốt đẹp trong tương lai và công việc hiện tại.
2. Quy luật tương sinh tương khắc
Quy luật tương sinh tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Chính vì thể khi xem phong thủy người ta dựa vào quy luật giữa các mệnh để phán đoán vận mệnh trong tương lai.
2.1. Quy luật tương sinh
Trong quy luật tương sinh ngũ hành sẽ có năm cặp mệnh liên quan đến nhau đó là Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng và phát triển. Nguyên lý của quy luật tương sinh là:
- Thổ sinh Kim: Đối với cặp mệnh này thì thổ hiểu là đất cát, đồi núi, trong núi sẽ nhiều tài nguyên. Kim là kim loại, là các loại quặng được hình thành trong đất.
- Kim sinh Thủy: Kim ở đây cũng có nghĩa là kim loại được nung chảy tạo thành một loại dung dịch dạng lỏng tức là Kim sinh Thủy.
- Thủy sinh Mộc: Thủy là nước là yếu tố quan trọng để cây cối sinh sôi và phát triển. Cây cối trong ngũ hành là đại diện cho mệnh Mộc.
-
Mộc sinh Hỏa: Mộc ở đây là cây khô. Cây khô khi đốt cháy có thể tạo thành ngọn lửa lớn. Chính vì vậy yếu tố Mộc đối với Hỏa chính là nguyên liệu quan trọng và thiết yếu nhất.
-
Hỏa sinh Thổ: Hỏa là lửa, lửa có khả năng đốt cháy toàn bộ mọi thứ trên đời. Hỏa sinh Thổ theo đó cũng hình thành.
2.2. Quy luật tương khắc
Cũng giống như quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành cũng sẽ có những cặp mệnh đối nghịch nhau. Tính chất quy luật tương khắc khác hoàn toàn với tương sinh. Trong cuộc sống hàng ngày thì quy luật tương khắc được xem xét và cân nhắc rất kỹ trước khi ai đó quyết định làm một công việc lớn.
-
Thủy khắc Hỏa: Thủy là nước, hỏa là lửa. Lửa khi bùng cháy lên dù có lớn thế nào cũng sẽ được khắc chế bởi lửa.
-
Hỏa khắc Kim: Kim loại được nung chảy ở nhiệt độ lớn. Vậy nên trong ngũ hành hai mệnh này vốn “không thuộc về nhau”.
-
Kim khắc Mộc: Kim là kim loại, Mộc là gỗ, là cây cối. Kim loại khi được rèn giũa sẽ tạo thành dụng cụ để chặt gỗ, phá rừng.
-
Mộc khắc Thổ: Cây cối vốn cần có nước để có thể sinh sôi và phát triển. Thổ cũng cần nước để duy trì độ ẩm và tính ổn định của đất đai. Mộc khắc Thổ được hiểu là cây cối sẽ hút hết chất dinh dưỡng và nước từ đất đai.
-
Thổ khắc Thủy: Thổ ở đây là đất còn Thủy là nước. Đất sẽ hút hết nước làm ngăn chặn dòng chảy. Chính vì thế hai mệnh này tương khắc lẫn nhau.
3. Ý nghĩa của quy luật tương sinh tương khắc trong phong thủy.
Trong thiên nhiên sự vận hành của trái đất đều có quy luật tương sinh và tương khắc, nhằm duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu một trong hai có sự phát triển quá mạnh thì sẽ tạo tác hại nhiều hơn so với ý nghĩa tốt của nó, còn lại nếu khắc mà không có sinh thì mọi sự vật hiện tượng sẽ bị kìm hãm nhau.
Ứng dụng thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc từ đó học thuyết này được vận dụng một cách phổ biến trong đời sống như: Y học cổ truyền, xây dựng kiến trúc, thời trang. Những điều đặc biệt này được vận dụng trong chọn hướng nhà và bố trí căn nhà.
Phong thủy trong việc chọn hướng nhà
Sau đây là cách chọn hướng nhà phù hợp với các mệnh:
- Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
- Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
- Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
- Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
- Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Phong thủy trong việc bố trí căn nhà
Việc bố trí một căn nhà hoặc nơi làm việc ngày nay được chú trọng rất nhiều, nó mang lại một nguồn năng lượng cho chủ nhân để mọi việc trong cuộc sống được suôn sẻ, thuận lợi và thăng tiến trong công việc.
Phong thủy ngũ hành tương sinh tương khắc áp dụng trong căn nhà bao gồm việc chọn vật liệu và chọn màu sắc cũng như những hướng đặt bếp, bàn thờ và những điều cấm kị cho từng mệnh.
Việc chọn chất liệu trong một căn nhà dựa vào mệnh của gia chủ, có thể chọn theo ngũ hành tương sinh theo mệnh như ở trên đây. Ngoài ra chọn màu sắc cũng vô cùng quan trọng trong việc bố trí một căn nhà sao cho vừa hợp phong thủy vừa mang phong cách thời đại. Màu sắc hợp với những mệnh bao gồm:
- Mệnh Mộc: Màu sắc hợp đó là những màu liên quan đến màu xanh của lá cây, màu vàng đọt chuối và đặc biệt những màu liên quan đến nước.
- Mệnh Kim: Với bản mệnh này màu sắc hợp với họ là màu trắng, vàng và những đặc biệt màu liên quan đến màu đất.
- Mệnh Hỏa: Những màu như đỏ, cam và đặc biệt màu xanh lá cây
- Mệnh Thủy: Màu sắc hợp là màu xanh nước biển, màu xanh đen và những màu của mệnh kim.
- Mệnh Thổ: Những màu như nâu, nâu đất và những màu của mệnh hỏa theo luật tương sinh.
4. Kết luận
Trong phong thủy ngũ hành tương sinh tương khắc luôn tồn tại song song, bổ trợ cho nhau. Ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, sức khỏe và tinh thần của gia chủ. Bên cạnh đó cũng không nên lạm dụng quá nhiều sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp.
Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp đến phong thủy Đại Nam chúng tôi.