Động thổ là gì
Động thổ là một thức cúng bái từ xa xưa khi muốn thay đổi hay di dời trên một mảnh đất. Các hoạt động được xác định là có ảnh hưởng đến phong thủy, thổ địa hay long mạnh đều được đưa và nhóm việc động thổ. Với người chưa hiểu rõ khái niệm có thể nhận biết mình sắp động thổ qua một số công việc như:
- Xây dựng trên một khu đất
- Sửa chữa nhà
- Làm đường
- Thi công các công trình cấp cao
Không chỉ đất nhà ở mọi mảnh đất đều có thổ địa long mạch riêng. Mỗi khi con người tác động nên một mảnh đất đều cần làm nghi thức cúng bái động thổ để tránh mang đến tai họa xui rủi.
Nghi thức động thổ không hoàn toàn xuất hiện ở Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng thời gian bắt đầu áp dụng nghi thức này là thời vua nhà Hán ở Trung Quốc. Mục đích ban đầu khi cúng động thổ chính là tạ ơn vì trời và đất đã mưa thuận gió hòa giúp cuộc sống được ấm no.
Sau này khi các nghi lễ tín ngưỡng được nhiều người công nhận thì mọi ảnh hưởng lên đất đai đều làm lễ cúng động thổ. Người xây dựng hay sửa sang nhà cửa đều tin lễ động thổ sẽ giúp công việc thuận lợi và không ảnh hưởng đến phong thủy của mảnh đất đó.
Ý nghĩa của việc động thổ
Nghi thức động thổ không phải là một hình thức nhưng cũng không hoàn toàn là tín ngưỡng. Hành động này xuất phát từ truyền thống và niềm tin vào sự tồn tại của các vị thần thổ địa cai quản. Đồng thời động thổ cũng có thể gây biến đổi long mạch nên có vai trò quan trọng với chủ nhân của mảnh đất.
Vận trình phong thủy của ngôi nhà
Một ngôi nhà khi xây lên sẽ có linh khí và thần linh bảo vệ. Tư duy này có phần hơi mê tín nhưng xét về phong thủy, linh khí chí là những điểm tốt của mảnh đất giúp người ở đó có nhiều may mắn và thăng tiến tốt hơn.
Phong thủy trong một mảnh đất không cố định khi bị thay đổi hay tác động. Các cụ xưa kia nói rằng khi muốn thay đổi bất kỳ điều gì nên xin phép thần linh. Những công trình xây dựng không cúng bái vô cớ xuất hiện tại nạn hoặc công trình sụt lún cũng có một phần khi động thổ không cúng bái cẩn thận.
Từ những quan sát trong thực tế cho đến kinh nghiệm của tổ tiên có thờ có thiêng, có kiêng có lành và nghi thức động thổ truyền đời và sử dụng cho mọi vùng miền. Khi cúng bái làm lễ mảnh đất sẽ hạn chế những mất mát về phong thủy nếu cần cải tạo xây xửa.
Hơn thế nữa động thổ cũng giúp khai thông mở thêm vận khi cho chủ nhà nếu mảnh đất đó thực sự là địa linh nhân kiệt. Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, nghi lễ động thổ có thể được coi như một văn hóa lâu đời.
Văn hóa
Văn hóa là một tín ngưỡng nét đặc sắc truyền đời của mỗi dân tộc. Trước kia động thổ là một lễ tạ ơn trời đất khi cuộc sống được no ấm. Sau nhiều năm nó vẫn gìn giữ nhưng đã thay đổi thành một nghi lễ không thể thiếu mỗi khi thay đổi kiến trúc trên mảnh đất.
Nói cách khác nghi thức động thổ mang đến giá trị tinh thần cho người thực hiện. Quỷ thần là vô hình nhưng tinh thần tâm lý là thứ con người cảm nhận được. Ngoài bảo tồn văn hóa giữ gìn nét đặc sắc một ý nghĩa khác chính là tạo tinh thần tích cực cho người làm lễ.
Đôi khi việc động thổ không được tin là có tác dụng như những lời truyền lại. Nhưng những chủ nhà, chủ công trình vẫn thực hiện vì tâm lý của mỗi người đều muốn an lành và không xảy ra bất kỳ sự cố nào trong lúc xây dựng để thuận lợi hoàn thành.
Những thủ tục làm lễ động thổ là gì
Thủ tục cho lễ động thổ sẽ có thay đổi theo mỗi vùng miền. Tuy nhiên hầu như các thủ tục khi động thổ khá giống nhau. Sau đây là một số điều cần chú ý khi chuẩn bị thủ tục làm lễ động thổ:
Sắm lễ
Lễ vật gần như là phần khá quan trọng cần lưu ý. Người làm lễ nên chuẩn bị những lễ vật sau để cúng động thổ:
- Xôi
- Gà luộc cánh tiên
- Thịt ba chỉ heo luộc
- Muối trắng
- Gạo trắng
- 3 ly nước
- Rượu
- Bình hoa
- Nến
- Bánh kẹo
- Hương
- Vàng mã, giấy tiền
Các lễ vật không chỉ là dành cho thần mà còn cúng cho cả vong linh để tránh bị quấy phá về sau.
Xem ngày động thổ làm nhà
Ngày động thổ được tính toán dựa trên thời gian và tuổi tác của chủ nhà hay chủ công trình. Phương pháp tính này nên tham khảo từ các vị thầy hoặc cao tăng để có kết quả chính xác nhất.
Ngày giờ động thổ sẽ cần thực hiện chính xác để hiệu quả đạt được như ý. Hơn nữa lựa chọn ngày giờ cũng sẽ mang lại may mắn và thuận lợi cho công việc về sau.
Văn khấn động thổ
Văn khấn động thổ có thể khác nhau với mỗi người tuy nhiên có những phần bắt buộc cần đảm bảo:
- Niệm : Nam mô a di Đà Phật 3 lần .
- Kính lạy trời đất, các vị thần trên cao cùng vị thần cai quản vùng đất đang cúng bái.
- Khai báo tên chủ nhà cùng con cháu và địa chỉ đang cư trú.
- Đọc ngày tháng âm lịch cùng các lễ đã chuẩn bị và mục đích tiến hành lễ
- Đọc nguyên nhân làm lễ động thổ và nguyện vọng cá nhân mong được các vị quan, thần chứng giám giúp đỡ.
- Sau khi đọc xong lại niệm nam mô a di đà phật 3 lần.
Văn khấn động thổ sẽ có cấu trúc giống nhau còn phần nội dung khấn tùy theo từng người có thể thay đổi đôi chút. Tuy nhiên, làm nghi lễ nên soạn trước văn khấn để tránh đọc nhầm đọc sai.
Nghi thức động thổ giúp cho công trình trên đất được bảo đảm hơn về mặt tinh thần tránh những xui xẻo. Hơn nữa cúng bái đầy đủ cũng sẽ tránh làm cho linh khí tổn hại.