Khai trương là việc rất quan trọng, nhất là với những người làm ăn kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cúng khai trương cửa hàng, công ty đúng cách để luôn gặp may mắn, thuận lợi trong kinh doanh. Trong bài viết này, Phong thủy Đại Nam sẽ gửi đến bạn cách cúng khai trương đơn giản, thành tâm và hiệu quả nhé!
1. Ý nghĩa của việc cúng khai trương trong kinh doanh
Người Việt Nam ta có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”. Chính vì thế mà cúng khai trương là một nghi lễ không thể thiếu khi bắt đầu kinh doanh, làm ăn.
Theo quan niệm dân gian, mỗi mảnh đó đều có Thổ Thần cai quản. Cho nên, việc cúng khai trương cửa hàng, công ty như một lời xin phép, trình diện với Thổ Thần. Đồng thời, người kinh doanh sẽ cầu mong được thần linh phù hộ, công việc thuận lợi. Do đó, việc lễ khai trương cần được chuẩn bị cẩn thận, thành tâm. Như vậy mới có thể đem đến sự khởi đầu may mắn cho việc kinh doanh.
Ngoài ra, nghi lễ này sẽ phần nào giúp quảng bá hình ảnh cửa hàng đến mọi người ở xung quanh khu vực đó, giúp cửa hàng thu hút sự chú ý.
2. Mâm cúng khai trương gồm những gì?
Tùy vào điều kiện, quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ mà bạn sẽ chuẩn bị mâm cúng tương ứng. Tuy nhiên, mâm cúng khai trương cần phải có các lễ vật sau:
– 3 nén hương/nhang (nhang rồng phụng)
– 2 cây nến/đèn cầy
– 1 lọ hoa cúc/đồng tiền
– 1 mâm ngũ quả (5 loại quả trong đó có dừa)
– 1 đĩa trầu cau
– 1 bộ vàng mã
– 3 chén nước
– 3 bát chè
– 3 đĩa xôi
– Gà luộc/đầu heo/heo sữa quay.
Tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ kinh doanh mà lễ vật sẽ được chuẩn bị nhiều hay ít. Điều quan trọng nhất là phải có sự thành tâm thì thần linh mới chứng giám và phù hộ.
3. Cách cúng khai trương để làm ăn phát đạt
Cúng khai trương sẽ bao gồm 4 bước như sau: xem ngày giờ tốt, chuẩn bị đồ cúng, tiến hành làm lễ và đọc văn khấn khai trương, cuối cùng là thụ lộc và mời khách vào mở hàng. Sau đây là thông tin chi tiết để bạn tham khảo.
3.1 Chọn ngày giờ đẹp để làm lễ cúng khai trương
Việc chọn ngày cúng, giờ cúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu lễ khai trương được diễn ra vào ngày lành, tháng tốt, hợp với mệnh và tuổi của chủ kinh doanh thì công việc làm ăn, buôn bán sẽ hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Trên thực tế, chủ kinh doanh thường sẽ xem ngày cúng ngay từ lúc bắt đầu lên kế hoạch khai trương cửa hàng hoặc công ty. Vì sau khi đã chốt ngày thì bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị tốt hơn. Chẳng hạn như là thuê đơn vị tổ chức sự kiện, lên kế hoạch truyền thông…
3.2 Chuẩn bị đồ cúng khai trương
Bạn có thể chuẩn bị các lễ vật theo hướng dẫn ở trên. Mâm cúng thường được bày trên một chiếc bàn lớn và đặt ngoài trời ở trước cửa hàng. Giữa bàn nên đặt đồ cúng mặn còn xung quanh thì bày chén đũa. Ở đằng trước mâm cúng, bạn nên bày nước, rượu, lọ hoa, đèn cầy, lư hương, bộ tiền vàng, trái cây…
3.3 Tiến hành lễ khai trương
Khi đã chuẩn bị tươm tất, đến giờ lành, bạn sẽ châm đèn, lên hương rồi khấn 3 vái, cắm hương và đọc bài cúng khai trương. Sau khi hết tuần hương, người cúng khấn tạ thần linh 3 vái rồi lấy vàng mã đi hóa.
3.4 Thụ lộc và chào đón khách
Nghi lễ cúng khai trương sẽ hoàn tất khi tiền vàng cháy hết. Khi đó, các đồ cúng có thể hạ lễ và thụ lộc. Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành mời khách vào cửa hàng.
Thông thường, người ta sẽ chọn trước vị khách đầu tiên vào mở hàng. Nếu chọn người hợp tuổi, tốt vía để mua hàng cho buổi khai trương thì sẽ mang lại tài lộc cho cửa hàng và công ty. Nhờ vậy mà công việc kinh doanh sau này sẽ buôn may bán đắt.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết cách tiến hành cúng khai trương chuẩn phong thủy. Chúc các bạn thành công, thuận buồm xuôi gió trong việc kinh doanh nhé!
Nếu như còn bất kì thắc mắc nào, vui lòng liên hệ cho chúng tôi tại đây.
Phong thủy Đại Nam “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”
Xem thêm: