Theo phong tục tập quán của người Việt Nam từ xưa tới nay cứ vào dịp cuối năm tết đến xuân về, nhà nhà đều nô nức, sắm sửa đồ đạc, lau dọn nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới. Thủ tục quan trọng không thể bỏ qua trong mỗi gia đình đó là việc tỉa chân nhang, bao sái bát hương để tỏ lòng thành kính với thần linh, gia tiên. Tuy nhiên nhiều gia đình thực hiện không đúng nghi lễ vô tình lại trở thành có lỗi với ông bà tổ tiên.
Vì vậy qua bài viết này Trung tâm Phong Thủy Đại Nam sẽ “hướng dẫn cách tỉa chân nhang mang lại tài lộc, hóa giải điểm xấu” chuẩn bị cho Tết Nhâm Dần để nghinh Tài, rước Lộc.
1. Chọn thời điểm thích hợp báo sái bát hương
Thường thì mọi người hay chọn việc báo sái (lau dọn) vào ngày 23 tháng chạp. Mọi người thường bắt đầu vệ sinh bàn thở, thay cát mới và tỉa chân hương cuối năm. Điều này rất tốt, tuy nhiên để bàn thờ luôn được sạch sẽ thì các bạn có thể thực hiện việc làm này thường xuyên để giữ cho nơi thờ cúng luôn trang nghiêm thanh tịnh.
2. Các bước cơ bản về cách tỉa chân nhang hợp phong thủy
Sau một năm cúng bái, thắp nhang thì các bát lư dù là ít hay nhiều chân hương thì cũng phải tỉa chân hương để tránh xảy ra hỏa hoạn và đón chào một năm mới nhiều tài lộc. Dưới đây là một số bước về cách tỉa chân hương hợp phong thủy:
2.1. Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết trước khi tỉa nhang
– Lấy 1 củ gừng để nguyên vỏ, rửa sạch, giã nát. Sau đó đổ rượu vào, ngâm trong 30 phút rồi lấy khăn sạch để chuẩn bị lau dọn.
– Chuẩn bị đồ cúng theo đủ 5 phần: Nến, hương, hoa, quả, thực – mâm cúng gồm xôi gấc, gà, bánh kẹo, đồ chay…
– Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu gừng mà thay bằng nước sạch. Lau bàn thờ Phật trước rồi mới lau dọn bàn thờ gia tiên.
2.2. Xin phép để bắt đầu tỉa nhang
Trước khi hạ các đồ trên bàn thờ xuống để lau dọn, mọi người cần phải thực hiện bài văn khẩn để xin ông bà tổ tiên hạ đồ xuống để bắt đầu lau dọn, sửa soạn lại bàn thờ và thay chân hương cuối năm.
2.3. Hạ các đồ muốn lau dọn xuống.
Cần chuẩn bị một bàn to, cao; phủ vải hay giấy đỏ, chờ sau khi hương cháy hết bắt đầu hạ các đồ thờ cúng xuống rồi để ngay ngắn trên bàn.
2.4. Lau dọn đồ trên bàn thờ vừa hạ xuống.
Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng (30 phút trở lên) lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không vội vàng.
2.5. Rút chân nhang ra khỏi bát lư
Ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”. Vì vậy phải dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới lau sạch bát hương.
Sau khi lau dọn, lấy hai tay rút tỉa từng chân hương một cho tới khi chân hương còn số lẻ 1/ 3/ 5/ 7/ 9. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).
Chỗ chân hương rút ra được để lên bàn có phủ vải/ giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại thả ra sông có dòng chảy.
Sau đó lấy 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống. Dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại một lần xung quanh bát hương.
Lấy một khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại một lần nữa là hoàn thành.
Đây là một trong những cách tỉa chân nhang cuối năm thường được mọi người áp dụng khi rút chân nhang, chuẩn phong thủy mang lại nhiều tốt và không phạm phải những điều có lỗi với gia tiên. Ngoài ra, nếu mọi người muốn tham khảo thêm các cách tỉa chân nhàng khác thì cũng có thể tìm hiểu thêm các bài viết tại trang “Môi giới cá nhân”.
2.6. Đặt lại đồ thờ cúng
Sau khi bàn thờ đã được dọn sạch và tỉa chân hương xong thì cần phải đọc bài văn khấn để xin thỉnh ông bà, các Ngài về
3. Bài văn khấn
3.1. Bài văn khấn trước khi tỉa chân hương cuối năm
Trước khi thực hiện việc rút chân hương cuối năm nên thực hiện bài văn khấn nôm để xin rút chân hương. Mọi người có thể tham khảo thủ tục xin chân hương dưới đây:
Gia chủ thắp một nén hương, khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh, thần tài để thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ, xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Khi nào hương tàn thì bắt đầu dọn.
– Con Nam mô A di đà phật! ( 3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội, họ ngoại dòng họ………………………………………………
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………..
Ngụ tại:…………………… …………….……………………….……………..
Hôm nay ngày…tháng…năm…tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn trong việc thờ cúng nên để hương án có chút bụi bẩn.
Nay tín chủ con thành tâm kính cáo với các chư vị thần linh, gia tiên dòng họ…., chọn được ngày lành tháng tốt con xin phép được sái tịnh để ban thờ được trang nghiêm. Kính mong các chư vị chứng minh giám hộ. Mong các chư vị tạm ẩn, tạm lánh độ cho con cháu được khang trang, mỹ hảo.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết được kính cẩn tâm thành. Nếu có điều gì còn si mê, lầm lỡ kính xin các chư vị đánh chữ đại xá và tha thứ bỏ qua.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_single_image image=”11443″ img_size=”full”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text font_size=”18″ line_height=”30″]
3.2. Bài văn khấn xin thỉnh các Ngài về sau khi bao sái xong
– Sau khi bao sái sạch sẽ, gia chủ đặt lại đồ thờ cúng lên bàn thờ, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
+ Con Nam mô A di đà phật! ( 3 lần)
+ Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
+ Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
+ Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
+ Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại dòng họ………………………………………………
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………..……..
Hôm nay ngày…tháng…năm…con được thời khắc hoan hỉ để sái tịnh lại hương án.
– Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị, các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
– Xin các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ được toàn gia an lạc, điều lành mang lại điều dại mang đi, tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
– Tâm trần con có, lễ trần con dâng. Nếu việc âm có điều gì thiếu sót, con kính xin các ngài tha thứ, chở che. Cúi xin các ngài linh thiêng giáng hạ.
+ Con xin kính thành cẩn cáo!
+ Con Nam mô A di đà phật! (3 lần)
4. Một số lưu ý khi tỉa chân nhang bao sái
– Trước tiên, khi thực hiện việc bao sái bát hương thì gia chủ cần phải lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở hết các cửa trong nhà.
– Người thực hiện việc bao sái nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình.
– Khi tỉa chân nhang bao sái nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài tinh tươm, giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất.
– Nếu làm đúng vào ngày 23 tháng chạp thì lưu ý bao sái, rút chân hương lau dọn trước khi làm lễ cúng Ông Công Ông Táo.
Trên đây là những nghi thức trong việc thực hiện “cách tỉa chân nhang” hay còn gọi là “cách rút chân hương”, bao sái bát hương trước Tết Nhâm Dần để nghinh Tài, rước Lộc mà thầy Nguyễn Trọng Mạnh – thạc sỹ, chuyên gia phong thủy hàng đầu tại Việt Nam muốn giới thiệu để các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào thực tế một cách chu toàn nhất.
Bạn cần tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ trực tiếp cho Trung Tâm Phong Thủy Đại Nam chúng tôi.
Phong thủy Đại Nam -> “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”
Xem thêm: