Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, vào ngày 23 tháng chạp hàng năm các gia đình thường làm lễ tạ ơn và tiễn ông Táo về trời để cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới.
Vậy cần chuẩn bị những gì trong ngày cúng ông Táo? Các bạn hãy tham khảo những chia sẽ dưới đây của thầy Nguyễn Trọng Mạnh – Thạc sỹ, chuyên gia phong thủy hàng đầu tại Việt Nam về “Các nghi lễ cần thiết trong ngày 23 tháng chạp – Ngày tiễn ông Táo về trời”
Các vị Táo quân luôn được mọi người tôn kính. Bởi theo tính ngưỡng của dân gian, hàng ngày các vị vừa cai quản bếp núc, vừa bảo vệ sinh mệnh cho gia chủ đồng thời ghi chép những việc làm thiện, ác của gia chủ trong một năm. Chính vì vậy các Táo thường được mọi người gọi với cái tên là: Vua bếp hay Đông trù tư mệnh Cửu linh Nguyên vương Định phước Thần quân.
Cứ đến đúng giờ Ngọ ngày 23 tháng chạp là các Táo hết nhiệm kỳ và có mặt tại thiên đình để báo cáo Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm qua. Vì vậy, lễ cúng ông Táo phải được bắt đầu từ tối ngày 22 tháng chạp đến hết 12h ngày 23 tháng chạp.
1. Lễ cúng Táo quân – 23 tháng Chạp cần chuẩn bị gì?
Táo Quân (còn được gọi là Táo Công) là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Đây thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua bếp. Hằng năm cứ vào ngày 23 tháng chạp, các gia đình đều tất bật chuẩn bị lễ cúng để đưa ông Táo về trời.
Vậy cần chuẩn bị những gì trong ngày cúng ông Táo? Các bạn hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của thầy Nguyễn Trọng Mạnh – Thạc sỹ, chuyên gia phong thủy hàng đầu ở Việt Nam về “các lễ vật cần thiết trong ngày 23 tháng chạp – Ngày tiễn ông Táo về trời”.
Tuy nhiên, dựa vào điều kiện tài chính của của mỗi gia đình mà lễ vật dâng lên cũng sẽ có sự khác nhau. Thông thường lễ vật bao gồm:
– Ba bộ quần áo ông Công ông Táo kèm mũ, hài, cá chép.
– Ba đinh vàng, ba đinh tiền.
– Một cây vàng hoa đỏ.
– Nến 3 cây
– Hoa tươi.
– Ba lá trầu, ba quả cau.
– Gạo, muối, rượu, nước, chè tàu, thuốc lá.
– Một mâm ngũ quả ( năm loại quả, năm màu).
– Một đĩa bánh, một đĩa kẹo.
– Một con gà luộc (để nguyên con).
– Một đĩa xôi.
– Một mân cúng mặn (5 món)
– Cá chép sống (ít nhất 3 con).
2.Các bước tiến hành cúng 23 tháng chạp
Trước khi cúng táo làm lễ bàn thờ Gia tiên trước và xin phép cúng Táo quân tại bếp (Lễ cúng trong nhà gồm hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng, mâm cỗ mặn… tùy tâm). Lễ cũng được thực hiện theo các bước sau:
– Trước khi cúng táo làm lễ ban thờ Gia tiên trước và xin phép cúng Táo quân tại bếp (Lễ cúng trong nhà gồm hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng,… tùy tâm)
– Dọn bàn bếp sạch sẽ, hoặc kê thêm bàn cạnh bếp để bày lễ.
– Bật bếp đun nước. Chờ nước sôi rót ra 5 chén để cúng. Trong quá trình cúng và còn hương thì bếp luôn để đỏ lửa.
– Dâng 5 nén hương. Đọc bài cúng ba lần sau mỗi lần rót thêm nước đang đun và rượu.
– Đợi hương cháy còn 1/3 thì hóa hết tất cả vàng mã, quần áo, hài, mũ, cá chép giấy.
– Chờ hương cháy hết đốt thêm một tuần hương 5 nén và mang cá Chép sống đi thả tiễn đưa các Táo về trời.
Theo tín ngưỡng của dân gian thì cá Chép là phương tiện để đưa các Táo về trời bởi cá Chép là loài cá có thể vượt qua Vũ môn để hóa thành Rồng “Tháng ba cá đi ăn thề, tháng tư cá về cá vượt Vũ môn” – Ca dao. Để thể hiện sự tôn kính, khi thả cá các bạn nên tìm ao, hồ, sông, suối,… Những nơi có nguồn nước sạch và dùng hai tay nâng đồ vật dùng đựng cá để cá từ từ bơi ra ngoài. Không được vứt cả túi ni lông cùng cá xuống hồ, điều đó vừa thể hiện sự bất kính, vừa làm chết cá lại gây ô nhiễm môi trường.
3.Bài văn lễ tiễn Ông Táo về trời
Nam mô a di Đà Phật ! (3 lần, 3 lễ)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần
– Tín chủ con là: ……….cùng các con cháu trong gia đình.
– Cư trú tại: …………………………………………………..………….…….……………
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm…………………………………………………..
Chúng con thành tâm sửa biện lễ vật, hương đăng, xiêm hài mũ áo, hoa tươi, quả tốt dâng lên Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ chúng con thành tâm kính bái.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật.
Cúi xin Tôn thần ân xá, xóa mọi lỗi lầm cho gia chủ chúng con và ban phước lộc, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được bình an vô sự, nhân khang, vật thịnh, vạn ước khả thành, mọi sự hanh thông.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần, 3 lễ)
Trên đây là những thủ tục đơn giản và đầy đủ nhất cho ngày cúng Táo quân 23 tháng chạp mà phong thủy Đại Nam chúng tôi xin gửi tới các bạn!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!
Nếu cần tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ cho chúng tôi Tại đây!
Phong thủy Đại Nam ->“Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”
Xem thêm: