12 Trực Là Gì? Cách Tính Thập Nhị Trực

Tháng Ba 18, 2023

Vậy Thập nhị trực là gì? 12 Trực có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thạc sỹ, chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Mạnh – phó viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người, Giám đốc trung tâm Phong thủy Đại Nam để hiểu ý nghĩa và cách tính Thập Nhị Trực giúp các bạn có thêm kiến thức, chủ động trong việc lựa ngày giờ trước khi đi đến quyết định thực hiện các công việc lớn nhỏ hàng ngày.

1. Thập nhị trực là gì?

Thập nhị trực hay còn gọi là 12 trực trong phong thủy. Đây là một trong những cách phân chia thời gian để tiến hành luận đoán cát, hung trong năm, tháng, ngày, giờ. Trực còn là tên gọi khác của các sao trong chòm sao Diêu Quang, Phá Quân Tinh, Dao Quang Tinh. Đây là cách ghi ngày của các nhà thiên văn cổ ứng với 12 sao trong chòm sao Bắc Đẩu hay còn gọi là Đại Hùng Tinh. Mỗi trực ứng với một ngày.
Hệ thống thập nhị trực gồm:

  • Trực Kiến (1)
  • Trực Trừ(2)
  • Trực Mãn (3)
  • Trực Bình (4)
  • Trực Định (5)
  • Trực Chấp (6)
  • Trực Phá (7)
  • Trực Nguy (8)
  • Trực Thành (9)
  • Trực Thu (10)
  • Trực Khai (11)
  • Trực Bế (12)

Thập nhị trực

2. Ý nghĩa của 12 Trực

1.1. Trực Kiến: Trực Kiến là Trực đầu tiên trong 12 trực, tượng trưng cho sự khởi đầu. Ngày có Trực Kiến nhìn chung là ngày tốt, nên làm ơn tạo phúc, trồng cây,…không nên xây cất, đào giếng, động thổ.
1.2. Trực Trừ: Ngày có Trực Trừ là ngày tảo trừ ác sát, thuận cho việc bỏ cái cũ, đón nhận cái mới, cũng là ngày cát, tuy nhiên những việc như cưới hỏi, khai trương, nhận chức thì chưa nên.
1.3. Trực Mãn: Là ngày thiên đế báo khố tích mãn. Ngày có Trực Mãn là ngày tốt cho cúng tế, cầu xin, những việc khác tiến hành không tốt. Đặc biệt là việc đi nhậm chức, việc kiện tụng, việc cưới hỏi ăn hỏi.
1.4. Trực Bình: Là giai đoạn bình hòa cho vạn vật. Ngày có Trực Bình thì vạn sự tiến hành đều tốt.
1.5. Trực Định: Trực Định mang ý nghĩa tốt về sự đầy đủ, vẹn toàn. Ngày có trực Định nên mở tiệc tùng, hội họp, bàn bạc, không nên: khám chữa bệnh, thưa kiện và cử tướng quân.
1.6. Trực Chấp: Trực chấp mang ý nghĩa cố thủ không muốn tiếp thu cái mới. Ngày có trực Chấp nên tu tạo, sửa chữa, trồng trọt, săn bắn, không nên dời nhà, đi chơi xa, mở cửa hiệu buôn bán, xuất tiền của.
1.7. Trực Phá: Là ngày Nhật Nguyệt tương xung. Ngày có trực Phá muôn việc làm vào ngày này đều bất lợi, chỉ nên phá dỡ nhà cửa.
1.8. Trực Nguy: Nói đến Trực Nguy là nói đến sự Nguy hiểm, suy thoái. Chính vì thế ngày có trực Nguy là ngày xấu xấu, tiến hành muôn việc đều hung.
1.9. Trực Thành. Trực thành ý chỉ sự thành công. Ngày có trực Thành là ngày cát nên khai trương việc kinh doanh, tiến hành việc kết hôn, nhậm chức, dọn nhà mới, không nên tố tụng.
1.10. Trực Thu: Nói đến Trực thu là nói đến việc gặt hái những thành quả đạt được. Ngày có trực Thu là ngày lợi cho việc thu hoạch nên dựng kho tàng, cất chứa của cải, săn bắn,… Không nên bắt đầu công việc mới, kỵ đi du lịch, kỵ tang lễ.
1.11. Trực Khai: Trực Khai là khai triển mọi việc. Ngày có trực Khai là ngày có nhiều cát lành, may mắn tốt cho việc khai trương, cưới hỏi, kỵ đào đất, an táng, săn bắn, chặt cây,…
1.12. Trực bế: Trực bế là trực cuối cùng trong 12 trực. Đây là gai đoạn  bế tắc cùng đường nên làm việc gì cũng trở ngại, gian nan. Nói chung gặp những ngày có trực này thì vạn sự đều hung. Tuy nhiên một số việc như đắp bờ, đắp đê phòng lụt, xây vá tường vách,… thì rất hợp.

3. Cách tính thập nhị trực

Cách tính 12 trực trong phong thủy 

Theo cổ thư, 12 trực là 12 vị thần có cát có hung đóng ở mỗi ngày, cụ thể cách tính 12 ngày trực (tương ứng với các tháng). Các tháng không dựa vào ngày mồng 1 hay ngày 30. Nó được phân định giới hạn mà lấy ngày trực của ngày tiết khí mỗi tháng lặp lại trực của ngày trước. Như vậy qua 12 tiểu khí của 12 tháng (tức là 1 năm sau), 12 trực vừa khéo chậm 12 lần, 12 chi lại nhất trí với 12 trực, ngày Dần tháng giêng vẫn lại là Kiến. Đây là cách sắp đặt 12 trực. Qua trực chúng ta có thể tính được ngày chuyển tiết tức là sang tháng mới. Dựa vào trực ta cũng có thể đoán sự tốt xấu của một ngày.
Trực Kiến là trực khởi đầu trong thập nhị trực nên khi tính ngày trực ta phải bắt đầu khởi từ trực Kiến. Có câu: “Tháng nào thì trực ấy” nghĩa là: Ở tháng nào thì trực Kiến bắt đầu khởi từ ngày đó (Tháng Tý thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Tý, Tháng Sửu thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Sửu,…) và luân chuyển lần lượt theo các ngày cho đến hết tháng.

Thập Nhị Trực trong 12 tháng trong năm

– Tháng Giêng là tháng Dần thì trực Kiến sẽ bắt đầu từ ngày Dần và luân chuyển lần lượt đến ngày Mão sẽ là trực Trừ. Ngày Thìn sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 2 là tháng Mão thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Mão và luân chuyển lần lượt đến ngày Thìn sẽ là trực Trừ. Ngày Tỵ sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 3 là tháng Thìn thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Thìn và luân chuyển lần lượt đến ngày Tỵ sẽ là trực Trừ. Ngày Ngọ sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 4 là tháng Tỵ thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Tỵ và luân chuyển lần lượt đến ngày Ngọ sẽ là trực Trừ. Ngày Mùi sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 5 là tháng Ngọ thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Ngọ và luân chuyển lần lượt đến ngày Mùi sẽ là trực Trừ. Ngày Thân sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 6 là tháng Mùi thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Mùi và luân chuyển lần lượt đến ngày Thân sẽ là trực Trừ. Ngày Dậu sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 7 là tháng Thân thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Thân và luân chuyển lần lượt đến ngày Dậu sẽ là trực Trừ. Ngày Tuất sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 8 là tháng Dậu thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Dậu và luân chuyển lần lượt đến ngày Tuất sẽ là trực Trừ. Ngày Hợi sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 9 là tháng Tuất thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Tuất và luân chuyển lần lượt đến ngày Hợi sẽ là trực Trừ. Ngày Tý sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 10 là tháng Hợi thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Hợi và luân chuyển lần lượt đến ngày Tý sẽ là trực Trừ. Ngày Sửu sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 11 là tháng Tý thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Tý và luân chuyển lần lượt đến ngày Sửu sẽ là trực Trừ. Ngày Dần sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 12 là tháng Sửu thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Sửu và luân chuyển lần lượt đến ngày Dần sẽ là trực Trừ. Ngày Mão sẽ là trực Mãn,…
Xem ngày tốt
Trên đây là những thông tin quan trọng và cách tính 12 Trực. Trung tâm phong Phong thủy Đại Nam hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức vận dụng vào thực tế trong cuộc sống hàng ngày.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!
Nếu cần tư vấn chi tiết hơn xin hãy liên hệ cho chúng tôi Tại đây!
Phong thủy Đại Nam -> “Vì cuộc sống An lạc – Thịnh vượng”
Xem thêm:

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần :)